Cải thiện Vệ sinh & Nước sạch Dựa trên Kết quả.
Một trang web chia sẻ thông tin, tri thức và học hỏi

Các mẫu tiếp cận cho Người khuyết tật trong phòng tắm và nhà vệ sinh

Một trong các nhóm đối tượng được dự án WOBA quan tâm hỗ trợ là người khuyết tật và người cao tuổi. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, vấn đề nhà tiêu hợp vệ sinh có các hạng mục tiếp cận cho người khuyết tật ở nông thôn vẫn chưa được quan tâm rộng rãi và thích đáng. Sổ tay “Đề xuất các mẫu nhà tiêu hợp vệ sinh cho người khuyết tật tại khu vực nông thôn” là một nỗ lực của dự án “Cải thiện vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả đầu ra do phụ nữ làm chủ” (WOBA) nhằm cải thiện vấn đề này.

Để có những minh họa cụ thể hơn giúp cho những ai quan tâm, nghiên cứu áp dụng phù hợp với thực tiễn, bài viết xin được giới thiệu một số mẫu tham khảo về những thiết bị hỗ trợ cho NKT trong phòng tắm và nhà vệ sinh.

Nhóm người dễ bị tổn thương về mặt xã hội như người cao tuổi và người khuyết tật, cần được chăm sóc đặc biệt. Điều kiện đặc biệt phải được tạo ra cho họ, không chỉ về mặt xã hội, mà còn trong cuộc sống hàng ngày. Đôi khi ngay cả những sinh hoạt hàng ngày quen thuộc nhất đối với họ cũng trở thành một thách thức thực sự: ra khỏi giường, rửa mặt, mặc quần áo, đi ra ngoài. Xã hội hiện đại tìm cách thể hiện khái niệm sống độc lập và bình đẳng của tất cả các tầng lớp xã hội. Cao tuổi và khuyết tật không phải là một trở ngại cho một người đến với cuộc sống bình thường, nếu như các công cụ và thiết bị phục hồi chức năng đặc biệt được tạo ra và sử dụng rộng rãi, trong đó, bao gồm các thiết bị tiếp cận cho người khuyết tật trong phòng tắm và nhà vệ sinh.

2

Ngày nay, tất cả các tổ chức xã hội, chăm sóc sức khỏe, nhà ở công cộng và tư nhân, nhà nội trú, nhà điều dưỡng phải được trang bị các thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật. Tại các trung tâm mua sắm lớn, đều có các nhà vệ sinh đặc biệt dành cho người khuyết tật và những người khác bị hạn chế về khả năng vận động. Tất cả lối vào trong các tòa nhà đều cần có tay vịn và dốc lăn, thuận tiện để sử dụng không chỉ cho người cao tuổi và người khuyết tật, mà còn cho các bà mẹ mang thai và trẻ em tuổi mầm non.

Khi lắp đặt các loại thiết bị hỗ trợ này, bạn cần lưu ý:

  • Dễ sử dụng – không có cấu trúc cồng kềnh phức tạp;
  • Độc lập – nhờ tay vịn và các thiết bị đặc biệt khác cho phòng tắm và nhà vệ sinh, người cao tuổi và người khuyết tật có thể sử dụng mà không cần sự giúp đỡ;
  • Độ tin cậy – các tay vịn được gắn chắc chắn vào tường hoặc sàn và có thể chịu tải trọng lên đến 150 kg;
  • Tính linh hoạt – nên cung cấp tay vịn cho người thuận tay phải và người thuận tay trái làm bằng vật liệu khác nhau với giá cả phải chăng;
  • Độ bền – tay vịn bằng thép không gỉ, (hoặc vật liệu phù hợp) không bị nứt, chịu tải trọng và nước, cho phép chúng được sử dụng càng lâu càng tốt.

Chúng tôi khuyên bạn nên tin tưởng công việc lắp đặt thiết bị hỗ trợ bởi những người có tay thợ lành nghề, vì có những quy tắc và quy định đặc biệt cho việc lắp đặt các cấu trúc này:

  • Chiều cao từ sàn nhà;
  • Khoảng cách từ tường;
  • Góc nghiêng, v.v…

Các thông số kỹ thuật có thể tham khảo thêm trong cuốn sổ tay “Đề xuất các mẫu nhà tiêu hợp vệ sinh cho người khuyết tật tại khu vực nông thôn”.

Dưới dây là 1 số mẫu tham khảo về các thiết bị hỗ trợ cho Người khuyết tật trong phòng tắm và nhà vệ sinh.

3
4

5

6
7
8
10
11
12
13 1415  1617 18

19 21

22232425262730313233343536

Để lại một bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không công khai.