Cải thiện Vệ sinh & Nước sạch Dựa trên Kết quả.
Một trang web chia sẻ thông tin, tri thức và học hỏi

Câu chuyện về trạm y tế xã Quý Hòa

Là một trong 2 xã được Hội liên hiệp Phụ nữ các cấp lựa chọn khảo sát các hạng mục tiếp cận tại trạm y tế, xã Quý Hòa của huyện Lạc Sơn qua khảo sát cho thấy trạm y tế xã chưa có các hạng mục phục vụ người khuyết tật tiếp cận và sử dụng tham gia các hoạt động thăm khám sức khỏe tạo sự bình đẳng hòa nhập cộng đồng xã hội. Theo số liệu mà trạm y tế xã cung cấp thì hàng tháng có khoảng 331 lượt người là nhóm người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai đến thăm khám tại trạm y tế xã, mỗi lần đến thăm khám họ đều cần người thân đưa đi. Anh Mưi – trạm trưởng trạm y tế xã Quý Hòa cho biết: Có những trường hợp người khuyết tật đi xe lăn đến thăm khám cần có nhân viên y tế hỗ trợ mới vào được phòng khám, hay những trường hợp cần sử dụng băng ca cứu thương cũng khó khăn khi không có đường dốc tiếp cận.

Nhận thấy được điều này, khi dự án “Cải thiện vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả do phụ nữ làm chủ – WOBA” đưa ra nguyện vọng phối hợp, hỗ trợ xây dựng và cải tạo bổ sung các hạng mục tiếp cận phía trạm y tế và đại diện BQLDA xã nhiệt tình hương ứng và cam kết thực hiện đúng tiến độ và có sự tham gia đối ứng bằng nhân lực.

Lối đi vào sau khi đã cải tạo có tiếp cận cho người khuyết tật

Sau quá trình làm việc giữa phía dự án WOBA với trạm y tế xã và BQLDA xã, các đã cũng thống nhất việc xây dựng mới đường dốc lăn phía trước trạm và xây dựng nhà vệ sinh có tiếp cận nối liền với khu thăm khám của trạm y tế (Nhà vệ sinh cũ của trạm là nhà vệ sinh tách rời ở khu riêng) với tổng kinh phí xây dựng là: 41.930.000đ (trong đó phía dự án hỗ trợ là 38.500.000đ) và được hoàn thành đưa vào sử dụng bắt đầu từ tháng 8 năm 20220.

Trong quá trình sử dụng sử dụng những hạng mục tiếp cận phía trạm đã nhận được những phản hồi tích cực của những người đến tham khám về lợi ích của những hạng mục này đặc biệt là đường dốc lăn. Ban đầu người dân thấy công trình dốc lăn này họ đều thắc mắc tại sao đường dốc lại dài như vậy và trong nhà vệ sinh lại có những tay vịn xung quanh, sau khi được đội ngũ nhân viên trạm y tế hướng dẫn và giải thích mục đích của những công trình này, về ý nghĩa của công trình này đối với người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai, phục vụ họ tiếp cận với các dịch vụ y tế và tạo sự bình đẳng hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật. Đến bây giờ người dân xã Quý Hòa khi đến trạm y tế đã quen thuộc với hình ảnh những công trình tiếp cận này và rất hài lòng với sự thuận tiện của công trình mang lại.

Đội với trạm y tế xã Quý Hòa rất vinh dự khi là một trong số ít xã của huyện Lạc Sơn đi đầu trong việc cải tạo các hạng mục tiếp cập theo quy chuẩn về việc xây dựng các công trình đảm bảo người khuyết tật sử dụng, và được phòng y tế huyện biểu dương trong công tác đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân. Anh Mưi – Trạm  trưởng trạm y tế xã Quý Hòa chia sẻ: Mặc dù nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được xây dựng và phê duyệt, ban hành để đảm bảo quyền và lợi ích cho người khuyết tật, nhưng chỉ một trong số ít đó đi vào thực tế điều này cho thấy thực tế chung ta chưa chú trọng đến quyền lợi của nhóm yếu thế trong xã hội. Việc trạm y tế được quan tâm cải tạo nâng cấp các hạng mục tiếp cận dành cho người khuyết tật đem đến nhiều ý nghĩa thay đổi, nâng cao nhận thức của người người dân, của đội ngũ nhân viên trạm y tế cần quan tâm tạo môi trường bình đẳng cho người khuyết tật.

Nhà vệ sinh được cải tạo có tiếp cận cho người khuyết tật

Về phía đại diện BQLDA xã Quý Hòa hoàn toàn hài lòng với chủ trương mục đích của việc cải tạo các hạng mục tiếp cận, hướng tới bình đẳng và hòa nhập xã hội dành cho người khuyết tật việc đầu tư cơ sở hạ tầng cũng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Tuy nhiên để những công trình tiếp cận này được sử dụng thực sự hiệu quả cần có nhiều yếu tố như việc nâng cấp các tuyến đường thuận tiện trong việc đi lại cho không những người dân và còn thuận tiện cho người khuyết tật sử dụng.

Với mục tiêu dài hạn của tổ chức ĐTHN là bình đẳng giới và xóa bỏ rào cản, hòa nhập xã hội cho người khuyết tật, những công trình tiếp cận tai trạm y tế chính là những tiền đề để người khuyết tật tái hóa nhập cộng đồng, tiếp cận dễ dàng hơn với những dịch vụ và quyền lợi của người khuyết tật. Đồng thời, đó cũng chính là những công trình mẫu điển hình nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng đảm bảo người khuyết tật tiếp cận công trình công cộng.

 

Viết bài: Phạm Tuấn Khiêm – nhân viên dự án Hòa Bình

Để lại một bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không công khai.