GIỚI THIỆU TRẠM XỬ LÝ PHÂN BÙN THẢI BỂ TỰ HOẠI TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
Hầu hết các đô thị và thành phố ở Việt Nam có hệ thống thoát nước mưa, hệ thống này đang dần dần kết nối với các bể tự hoại để trở thành các hệ thống thoát nước tập trung. Ở các khu vực đô thị mới, các hệ thống tách biệt được xây dựng, chiếm 8% của hệ thống thoát nước (World Bank, 2014). Điểm chính của các hộ gia đình khu vực thành thị là các bể tự hoại, đang làm việc như một hệ thống xử lý trung cấp để tách các chất rắn từ hệ thống thoát nước trong nhà và làm giảm ô nhiễm nước thải thông qua việc tách bùn cặn ra khỏi nước thải sinh hoạt. Theo khảo sát, có khoảng 60% hộ gia đình ở khu vực đô thị đã kết nối bể tự hoại đến hệ thống thoát nước công cộng (Australian Aid & World Bank, 2013). Từ năm 1990 đến 2011, tỷ lệ tiếp cận để cải thiện các công trình vệ sinh ở khu vực đô thị tăng từ 64% lên 93%.

Hiện nay, có 30 trạm xử lý nước thải tập trung đang được vận hành và 33 công trình khác đang được xây dựng ở Việt Nam. Mặc dù các Trạm xử lý nước thải tập trung đã được lên kế hoạch và xây dựng ở hầu hết các thành phố có quy mô lớn và vừa, song các trạm xử lý này ít khi hoạt động hết công suất. Ước tính chỉ 10% trong tổng khối lượng nước thải đô thị sản sinh (700.000 m3/ngày) đang được xử lý. Trong khi có đến 90% các hộ gia đình đang xả thải nước đen vào bể tự hoại và chỉ có 4% phân bùn thải từ các bể tự hoại được xử lý (JMP, 2020).
Từ năm 2017, EMWF đã nỗ lực nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường và sức khỏe cộng đồng liên quan đến phân bùn, nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương về FSM, và hỗ trợ để xây dựng một trạm xử lý phân bùn đầu tiên tách biệt để xử lý phân bùn thải từ bể tự hoại ở thành phố Bến Tre, Việt Nam. Trong khuôn khổ dự án “Cải thiện vệ sinh cộng đồng bằng cách tiếp cận dựa trên kết quả đầu ra – giai đoạn 2 (CHOBA2)” do Quỹ Bill and Melinda Gates Foundation tài trợ, EMWF chủ yếu tập trung vào thiết lập các mối quan hệ đối tác, nâng cao năng lực của chính quyền địa phương và hỗ trợ xây dựng một Trạm xử lý phân bùn thải bể tự hoại tại thành phố Bến Tre.
CÁC THÔNG TIN CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN TRẠM XỬ LÝ PHÂN BÙN THẢI BỂ TỰ HOẠI TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
- MỤC TIÊU XÂY DỰNG
Mục tiêu xử lý phân bùn là ổn định, phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ, thu hồi chất có ích (khí biogas, chất mùn, dinh dưỡng), tiêu diệt mầm bệnh, để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường, đồng thời tách nước để giảm chi phí vận chuyển và lưu trữ.

- THÔNG TIN CHUNG VỀ TRẠM XỬ LÝ
- Tổng mức đầu tư: 5 tỷ VNĐ
- Thời gian xây dựng: 9/2019 – 4/2021
- Công suất xử lý: 20 m3/ngày đêm
- Địa điểm: khu vực Bãi rác Phú Hưng (xã Phú Hưng, TP Bến Tre)
- Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Bến Tre
- Đơn vị tài trợ: Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ tại Việt Nam
- Phương thức tài trợ: đồng tài trợ với Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bến Tre theo tỷ lệ 50% – 50%.
- Đơn vị tiếp nhận, quản lý: UBND thành phố Bến Tre
- Đơn vị vận hành: Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Bến Tre
- CÁC HẠNG MỤC CHÍNH CỦA CÔNG TRÌNH
Hạng mục 1. Khu xử lý phân bùn rắn (453 m2)
- 02 ngăn tiếp nhận có song chắn rác;
- 02 bể yếm khí (phủ bạt);
- 08 sân phơi bùn (có kết hợp mái che di động);
- Công trình phụ trợ (tổng diện tích 560 m2):
- Khu nhà ủ phân (60 m2);
- Đường nội bộ (diện tích 500 m2).

Hạng mục 2. Khu xử lý phần nước thải (tại vị trí tiếp giáp khu xử lý nước rỉ rác) (88 m2)
- 02 bể xử lý sinh học (sục khí) nối tiếp;
- 01 bể lắng thứ cấp;
- 01 bể lọc cát;
- Đường nối với nhà quản lý: 48 m2.
- SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ VÀ QUY TRÌNH XỬ LÝ PHÂN BÙN TỰ HOẠI
Công trình xử lý phân bùn thải bể tự hoại thành phố Bến Tre sử dụng công nghệ hóa sinh học kết hợp cơ học theo đề xuất công nghệ của Tập đoàn công nghệ STANTEC (tư vấn Công nghệ của Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ) để xử lý phân bùn tự hoại theo quy trình như sau:

Xin liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết đến Trạm xử lý phân bùn thải bể tự hoại tại thành phố Bến Tre.