Sản phẩm rửa tay và tuyên truyền vệ sinh ở nông thôn Việt nam: Nghiên cứu ứng phó với dịch COVID
Truyền thông thay đổi hành vi đã gây chú ý trong đại dịch COVID-19. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu công tác tuyên truyền của Hội Liên hiệp Phụ nữ (gọi tắt là HPN) khuyến khích hành vi rửa tay trong thời gian dịch bệnh diễn biến đã ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và hành vi rửa tay ở khu vực nông thôn Việt Nam đến mức độ nào. Với phương pháp nghiên cứu điển hình ở hai tỉnh, nghiên cứu đã thực hiện 372 cuộc khảo sát đối với hộ gia đình, nhân viên y tế và nhân viên trường mẫu giáo, 12 cuộc phỏng vấn có cấu trúc với các thành viên của HPN. Các phát hiện đã chỉ ra ý thức đạo đức mạnh mẽ của các thành viên HPN, những người coi việc khuyến khích rửa tay của họ là nghĩa vụ tập thể để đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc cộng đồng. Họ khuyến khích việc rửa tay nhằm ngăn chặn COVID-19 như một phần trong nhiệm vụ tuyên truyền của HPN với tư cách là một tổ chức chính trị xã hội, và chính điều này giúp đảm bảo tính hợp pháp và thẩm quyền của họ trong cộng đồng trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền của mình. Nhìn từ góc độ cộng đồng, khả năng tiếp cận các sự kiện truyền thông này và thông tin được phổ biến về rửa tay thay đổi tùy theo trình độ học vấn và thu nhập. Các đặc điểm kinh tế xã hội của người tiếp nhận thông tin cũng gây ảnh hưởng đến nhận thức của họ về các phương pháp truyền thông hiệu quả để thay đổi hành vi rửa tay . Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu cách tiếp cận dựa vào cộng đồng đối với truyền thông thay đổi hành vi và những thách thức về phương pháp luận trong việc đánh giá các thực hành như vậy trong bối cảnh nông thôn Việt Nam.
Vui lòng xem tóm tắt báo cáo nghiên cứu tại đây.