WOBA Campuchia là một chương trình do Thrive / East Meets West (EMW) thiết kế và thực hiện nhằm giải quyết những thách thức và bất bình đẳng trong lĩnh vực nước sạch, vệ sinh (WASH) nông thôn tại Campuchia. Chương trình được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) thông qua Quỹ Nước sạch cho Phụ nữ (Water for Women) trong vòng 4,5 năm (tháng 6 năm 2018 đến tháng 12 năm 2022) với tổng kinh phí là 3,2 triệu đô la Úc. WOBA Campuchia được xây dựng dựa trên sự tài trợ vốn đã có từ lâu của DFAT vào lĩnh vực WASH nông thôn ở Campuchia và mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Đại sứ quán Úc và EMW trong những năm qua. WOBA hỗ trợ vận động chính sách ở cấp quốc gia và địa phương trong lĩnh vực WASH nông thôn, một lĩnh vực phù hợp với các mục tiêu của DFAT về ngoại giao kinh tế.
Mục tiêu chương trình
Chương trình có hai mục tiêu:
Mục tiêu 1: Tăng mức tiếp cận dịch vụ nước sạch-vệ sinh một cách công bằng cho các cộng đồng nghèo và dễ bị tổn thương;
Mục tiêu 2: nâng cao bình đẳng giới và sự tham gia của phụ nữ thông qua thực hiện chương trình và đưa ra quyết định.
WOBA Campuchia có hai hợp phần và mục tiêu thực hiện:
- 3.750 hộ nghèo kết nối với các trạm nước máy – kết nối của họ sẽ được đồng tài trợ thông qua can thiệp trợ cấp vì người nghèo dựa trên sản lượng cạnh tranh.
- Cải thiện khả năng tiếp cận vệ sinh ở các cộng đồng nông thôn, với 15.000 hộ nghèo và 15.000 hộ không nghèo xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, trong số này 4.000 hộ thuộc loại nghèo/ GESI; ngoài ra còn có một can thiệp vệ sinh mang tính thương mại.
WOBA Campuchia được thực hiện ở các khu vực nông thôn của 9 tỉnh có điều kiện địa lý và kinh tế xã hội khác nhau. Các tỉnh này là Prey Veng, Kampot, Kracheh, Pursat, Battambang, Kampong Cham, Kampong Speu, Kampong Chhnang và Tboung Khmum.
Lý thuyết về Thay đổi và Chiến lược của Chương trình
Chương trình có ba chiến lược làm cơ sở cho lý thuyết thay đổi của chương trình và dự kiến sẽ đóng góp vào năm kết quả đã hoạch định của chương trình.
- Hợp tác với chính quyền cấp huyện và xã, Ủy ban Phụ nữ và Trẻ em, và chủ dịch vụ WASH khu vực tư nhân để tăng cường cơ chế phối hợp (ở tất cả các cấp thể chế) và năng lực của khu vực tư nhân trong việc cung cấp các dịch vụ WASH cho các hộ nghèo và hộ gia đình GESI;
- Xây dựng năng lực cho các đối tác chính phủ, phụ nữ trong các Ủy ban phụ nữ và trẻ em, phụ nữ thôn bản và chủ dịch vụ WASH khu vực tư nhân để triển khai các dịch vụ WASH dựa trên cách tiếp cận OBA cho các hộ nghèo và hộ gia đình GESI;
- Thúc đẩy quan hệ đối tác với các đối tác chính phủ, cơ quan WASH, Ủy ban Phụ nữ và trẻ em, và các chủ các nhà máy nước tư nhân để hỗ trợ lồng ghép và vận động cho giới, khuyết tật và cách tiếp cận hòa nhập xã hội trong việc cung cấp các dịch vụ WASH ở Campuchia. Ba chiến lược này dự kiến sẽ đóng góp vào năm kết quả của chương trình.
Các hoạt động chính của chương trình
Các hoạt động chính để thực hiện các chiến lược này bao gồm:
- Hợp tác và tổ chức đào tạo cho Chính quyền cấp huyện của Campuchia, Sở Phát triển nông thôn (PDRDs) của Campuchia để thực hiện các hoạt động dự án thông qua chính quyền xã và thôn bản. Mục đích là tăng cường năng lực của chính phủ để cung cấp các dịch vụ WASH bền vững cho các cộng đồng nghèo và bị thiệt thòi (hộ gia đình hòa nhập về giới và xã hội (GESI)).
- Vận động và đảm bảo đồng tài trợ với các Bộ chủ chốt thông qua Quỹ Phát triển huyện và Quỹ Phát triển xã cho các hoạt động ngân sách đối với kế hoạch phát triển xã hoặc huyện. Mục đích là để đảm bảo trợ cấp cho hộ nghèo và hộ nghèo kèm GESI xây dựng nhà tiêu và đấu nối nước.
- Hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ từ khu vực tư nhân để tăng cường chuỗi cung ứng các sản phẩm vệ sinh. Hợp tác với Hiệp hội Cấp nước Campuchia (CWA) và Sở Công nghiệp và Thủ công nghiệp tỉnh (PDIH) để quản lý quỹ trợ cấp OBA nhằm khuyến khích các doanh nghiệp cấp nước tư nhân thực hiện các kết nối cho hộ nghèo/ GESI. Mục đích là tăng cường khả năng của khu vực tư nhân trong việc cung cấp các dịch vụ WASH bền vững, đặc biệt cho các cộng đồng yếu thế (hộ nghèo và hộ nghèo kèm GESI).
- Hợp tác với CDPO để cung cấp các khóa đào tạo về người khuyết tật cho đối tác chính phủ (PDRD Kracheh, nhân viên EMW và tình nguyện viên, chính quyền cấp huyện và xã) và khu vực tư nhân (nhà cung cấp dịch vụ ở địa phương) để cung cấp WASH toàn diện cho các hộ gia đình nông thôn, đặc biệt là người khuyết tật.
- Xây dựng năng lực cho các Ủy ban Phụ nữ và Trẻ em cấp huyện (DCWC), Ủy ban Phụ nữ và Trẻ em cấp xã (CCWC), nữ trưởng thôn và các tình nguyện viên để trao quyền cho họ lãnh đạo, điều phối và cung cấp các dịch vụ WASH, vận động các hộ gia đình, đặc biệt là từ các hộ gia đình nghèo & GESI, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh và kết nối với nước sạch.
- Tiến hành thu thập dữ liệu đầu kỳ, xác minh các công trình nhà tiêu và kết nối nước, và giám sát hoạt động để đảm bảo đạt được các mục tiêu về giới và hòa nhập xã hội (GESI) và triển khai theo các kế hoạch và mục tiêu hoạt động của chương trình.
- Hợp tác với các doanh nghiệp xã hội để phân phối các thiết bị rửa tay và bồn chứa nước và hợp tác với CCWC để thúc đẩy thực hành rửa tay trong kế hoạch ứng phó với COVID-19 của WOBA.
- Tổ chức và hỗ trợ cho các hội thảo với các đối tác thực hiện và các bên liên quan để chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi kiến thức và vận động về giới và các dịch vụ WASH toàn diện ở Campuchia.
Kết quả chương trình
WOBA Campuchia có 5 kết quả mong đợi để giải quyết hai mục tiêu của chương trình và phù hợp với mục tiêu của Quỹ là cải thiện sức khỏe, bình đẳng giới và phúc lợi của các cộng đồng Châu Á và Thái Bình Dương thông qua WASH bền vững toàn diện và bốn kết quả cuối chương trình:
- Củng cố năng lực đối tác chính phủ để có thể áp dụng triển khai và duy trì các phuong pháp tiếp cận dựa trên kết quả (OBA) cho WASH ở khu vực nông thôn Campuchia – đạt được thông qua yêu cầu đồng tài trợ của chính phủ.
- Tăng cường khả năng của khu vực tư nhân trong lĩnh vực vệ sinh và các doanh nghiệp công/ tư về nước để hoạt động bền vững và tiếp cận các cộng đồng nghèo và GESI ở vùng nông thôn Campuchia; nâng cao vai trò của họ trong việc cung cấp các dịch vụ WASH chất lượng cao cho tất cả mọi người.
- Cải thiện sự bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ WASH, đặc biệt đối với nhóm cộng đồng yếu thế.
- Thúc đẩy đạt được kết quả và tác động về bình đẳng giới, trao quyền cho Phụ nữ trong cộng đồng và hộ gia đình
- Tăng cường áp dụng tri thức và ra quyết định dựa trên bằng chứng khoa học trong thúc đẩy bình đẳng giới và tiếp cận dịch vụ WASH, đóng góp cho tri thức toàn cầu.