Cải thiện Vệ sinh & Nước sạch Dựa trên Kết quả.
Một trang web chia sẻ thông tin, tri thức và học hỏi

WOBA Việt Nam

Women-Led Output-Based Aid Vietnam

Dự án Cải thiện Vệ sinh & Nước sạch Dựa trên Kết quả do Phụ nữ làm chủ (WOBA) Việt Nam được thiết kế và triển khai bởi tổ chức Đông Tây Hội Ngộ nhằm giải quyết những thách thức và bất bình đẳng trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh (WASH) ở khu vực nông thôn.

Dự án WOBA được Bộ Ngoại giao Thương mại – Chính phủ Úc (DFAT) viện trợ  thông qua sáng kiến “Nước sạch cho Phụ nữ” trong vòng 4,5 năm (tháng 6, 2018 đến tháng 12, 2022) với tổng kinh phí lên đến 5,7 triệu đô la Úc.

Dự án WOBA có 2 mục tiêu:

  1. Cải thiện sinh kế nông thôn thông qua việc cải thiện khả năng tiếp cận công bằng đến dịch vụ WASH, đặc biệt đối với các thành viên cộng đồng thiểu số;
  2. Cải thiện bình đẳng giới và sự tham gia của người phụ nữ thông qua công tác triển khai chương trình và đưa ra quyết định.

Dự án WOBA được triển khai tại 5 tỉnh nông thôn với các điều kiện địa lý cũng như kinh tế xã hội khác nhau: Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Bến Tre. Công tác triển khai dự án sử dụng phương pháp viện trợ dựa trên kết quả đầu ra (OBA) đã được thí điểm, cải tiến và nhân rộng trong vòng 10 năm qua. Phương pháp này có 3 hợp phần và đối tượng chính:

  1. NƯỚC SẠCH – 7.100 hộ nghèo/GESI đấu nối nước sạch.
  2. VỆ SINH – 18.000 hộ nghèo/cận nghèo/GESI và 2.000 hộ không nghèo (SANOBA) được cải thiện khả năng tiếp cận nhà tiêu hợp vệ sinh ở khu vực nông thôn.
  3. XỬ LÝ PHÂN BÙN THẢI (FSM) – Chương trình Xử lý phân bùn thải bể tự hoại đang được thí điểm tại tỉnh Bến Tre.

Các hoạt động chính của dự án

  • Hợp tác và tổ chức các lớp tập huấn cho chính quyền và nhà cung cấp dịch vụ WASH tại Việt Nam cấp trung ương, tỉnh và xã nhằm tăng cường cơ chế điều phối ở mọi cấp độ thể chế trong việc cung cấp dịch vụ WASH một cách bền vững tới các cộng đồng thiểu số ở khu vực nông thôn Việt Nam.
  • Hợp tác và tổ chức các lớp tập huấn cho nhà cung ứng SANOBA của dự án WASH nhằm bồi dưỡng năng lực tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ WASH một cách bền vững, đặc biệt đối với các cộng đồng thiểu số ở khu vực nông thôn Việt Nam.
  • Xây dựng năng lực và hồ sơ của các thành viên Hội phụ nữ Việt Nam (WU) cấp trung ương và tỉnh nhằm trao cho họ quyền lãnh đạo, điều phối và cung cấp dịch vụ WASH, đồng thời huy động các hộ gia đình trong cộng đồng đặc biệt là các hộ gia đình thiểu số xây nhà tiêu hợp vệ sinh và đấu nối nước sạch.
  • Thu thập dữ liệu đầu vào, thẩm định việc hoàn thành nhà tiêu và đấu nối nước, giám sát vận hành nhằm bảo đảm các mục tiêu hộ gia đình dễ bị tổn thương (GESI) được hoàn thành và tiến triển theo kế hoạch và mục tiêu vận hành của chương trình.
  • Hợp tác với các doanh nghiệp xã hội nhằm phân phối các thiết bị rửa tay và bể chứa nước, và cùng với Hội Phụ nữ Việt Nam khuyến khích việc rửa tay như một phần của hoạt động ứng phó với dịch COVID-19 của dự án WOBA.
  • Tổ chức và điều phối hội thảo học tập cùng với các đối tác thực hiện và các bên liên quan nhằm chia sẻ quan điểm và hiểu biết, đồng thời bày tỏ ủng hộ các dịch vụ WASH toàn diện và giới tại Việt Nam.

Tri thức xuyên suốt dự án

  • Cần có sự quản lý thích ứng và tính linh hoạt trong việc thiết kế và triển khai các kế hoạch công việc của dự án, đặc biệt là trong bối cảnh thiên tai và đại dịch lớn.
  • Quan trọng là phải nhấn mạnh tầm quan trọng của truyền thông thay đổi hành vi trong lĩnh vực WASH giữa bối cảnh bùng phát dịch COVID-19 bởi nó đóng góp một phần thiết yếu trong việc thay đổi tư duy cộng đồng, cải thiện thực hành vệ sinh cá nhân, từ đó góp phần hạn chế lây lan của đại dịch.
  • Sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ với các đối tác chính phủ, đặc biệt là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam các cấp và chính quyền địa phương, là chìa khóa để đảm bảo quá trình chuyển đổi nhân sự diễn ra suôn sẻ và hoàn thành các chỉ số GESI.
  • Sự tham gia trực tiếp của các tổ chức địa phương về người khuyết tật là rất quan trọng để hoàn thành các mục tiêu GSI tổng thể bởi kiến thức và kinh nghiệm của họ trong bối cảnh Việt Nam là cần thiết cho những người thực hiện chương trình WASH đang nỗ lực triển khai chương trình theo hướng toàn diện.
  • Không thể bảo đảm độ bao phủ bền vững và rộng rãi của WASH cho các cộng đồng yếu thế nếu không có sự tham gia của khối tư nhân và các bên liên quan. Việc huy động nguồn lực từ khối tư nhân thông qua các chính sách “xã hội hóa” là rất quan trọng để cung cấp khả năng tiếp cận WASH toàn diện và công bằng.

MỤC TIÊU CUỐI CỦA DỰ ÁN

  1. Củng cố năng lực đối tác chính phủ để có thể áp dụng triển khai và duy trì các phương pháp tiếp cận dựa trên kết quả OBA và thích ứng với Biến đổi khí hậu (BĐKH) cho chương trình Nước sạch & Vệ sinh ở vùng nông thôn Việt Nam.
  2. Tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp để có thể cung cấp dịch vụ bền vững và thích ứng với BĐKH hướng tới cộng đồng nghèo và dễ bị tổn thương tại nông thôn Việt Nam.
  3. Cải thiện sự bình đẳng và lồng ghép thích ứng BĐKH trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ Nước sạch và Vệ sinh, đặc biệt đối với nhóm cộng đồng khó khăn, vùng sâu vùng xa.
  4. Thúc đẩy đạt được kết quả và tác động về bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ trong cộng đồng và hộ gia đình.
  5. Tăng cường áp dụng tri thức và ra quyết định dựa trên bằng chứng khoa học trong thúc đẩy bình đẳng giới và tiếp cận dịch vụ nước sạch và vệ sinh, đóng góp cho tri thức toàn cầu.